Chào tiễn dưa Bác Sĩ Võ Sư Phạm Gia Cổn

Môt cựu học sinh Petrus Ký khá nổi tiếng, cùng thế hệ vói quý anh Trần Quang Hải, Quách Vĩnh Thiện, Mai Thanh Truyết, Nguyễn Văn Sâm, Trần Vĩnh Trung, đấy là bác sĩ Phạm Gia Cổn.

Bác Sĩ Nhảy Dù Phạm Gia Cổn đã tham dự ba trận đánh dữ dội vang lừng như tại Kon Tum, An Lộc, và Quảng Trị. Với vai trò là một bác sĩ quân y của Binh Chủng Nhảy Dù Quân Lực VNCH, Bác Sĩ Phạm Gia Cổn từng sát cánh với những cuộchành quân của các tiểu đoàn tác chiến để chăm sóc cho các thương bệnh binh tại mặt trận sôi dộng nhất. Sau khi tốt nghiệp Đại Học YKhoa Sài Gòn 1971, ông tình nguyện về phục vụ Tiểu Đoàn 1 Nhảy Dù và tham chiến trận đầu tiên tại vùng Tam Biên, Kon Tum vào Mùa Hè Đỏ Lửa 1972. Cộng Quân cùng tấn công đồng loạt tại ba địa điểm Kon

Tum, An Lộc và Quảng Trị. Mỗi ngày, bộ chỉ huy của tiểu đoàn bị quan côy5tng sản tung dạn pháo ít nhất cũng từ mộtngàn quả pháo trở lên. Những buổi sáng sớm khi đang khám bệnhcho các thương binh thì bị Việt Cộng pháo kích, bác sĩ Cổn

vừa khám bệnh và vừa nhảy xuống hầm trú ẩn. Cho đến khi chiều tà, mặt trời vừa tắt nắng thì chúng ngưng pháo,”.Cũng trong thời gian này, tại đồi Charlie bị địch quân pháo dữ dội nên Trúng Tá Nguyễn Đình Bảo đã tử trận trong trận này. Lúc đó Bác Sĩ Nhảy Dù Tô Phạm Liệu hành quân tại đồi Charlie, còn Bác Sĩ Cổn hành quân tại đồi thuộc căn cứ Hotel.

Tiểu Đoàn 1 Nhảy Dù được di tản bằng trực thăng về Biên Hòa trong những chuyến bay đêm. Đến sáng sớm hôm sau, tiểu đoàn được lệnh đóng quân tại Lai Khê chờ lệnh để vào An Lộc. Không bao lâu thì trực thăng đến bốc tiểu đoàn vào Tân Khai, rồi hành quân bằng đường bộ tiến vào An Lộc. Trên đường tiến vào An Lộc thì đại đội đi đầu đã đụng trận với địch quân ngay tại rừng cao su, rồi sau đó, cả tiểu đoàn đều đụng trận với địch quân với nhiều trận đánh rất ác liệt. Đang đụng trận thì Tiểu Đoàn 1 được lệnh rút quân khỏi An Lộc để về giải tỏa Quảng Trị. Tiểu Đoàn 1 Nhảy Dù đến Quảng Trị một vài ngày thì được lệnh vượt sông Mỹ Chánh đánh vào căn cứ Nancy ở phía Bắc Quảng Trị. Tiểu Đoàn 1 được lệnh lên đánh chiếm ngọn đồi Barbara, nhưng vì ngọn đồi này Cộng Quân với lực lượng quân số quá đông nên Nhảy Dùkhông thể lên chiếm được trong trận đầu tiên và Tiểu Đoàn 1 Nhảy Dù bị tổn thất khá nặng với số thương bệnh binh gia tăng.”, đấy là chuyện kể thực tế chiên trường của người chiến sĩ Phạm Gia Cổn.

Theo báo Người Việt loan tin ngày 1 tháng 12, năm 2023, về Võ sư Hapkido Phạm Gia Cổn như sau:

“Tuy là một bác sĩ, ông Cổn lại là “con nhà nòi” về võ thuật và có đóng góp rất lớn trong việc bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

Tại Little Saigon, năm 2006, nhận thấy nhu cầu gìn giữ sức khỏe của giới cao niên trong cộng đồng, và với vốn liếng về võ của mình, Bác Sĩ Phạm Gia Cổn đã phối hợp y khoa và võ thuật, sáng lập ra môn phái Thể Dục Khí Công Hoàng Hạc.

“Đây là môn khí công giản dị, là sự phối hợp của môn võ nhạc, với bốn thế chính là ‘bấm, vòng, vươn, buông.’ Môn thể dục này chú ý vào hô hấp, cử động và tâm ý. Dựa trên quan niệm ‘Thanh Tâm, Quả Dục, Tinh Nghiên, Chuyên Luyện,’ tức là các môn sinh khi tập thì tinh thần phải thật trong sáng, có nghiên cứu kỹ lưỡng, thực hành chăm chỉ, kiên nhẫn, tâm không quá mong muốn có kết quả nhanh,” Bác Sĩ Phạm Gia Cổn trình bày tóm tắt về Thể Dục Khí Công Hoàng Hạc, nhân kỷ niệm 13 năm thành lập nhóm Khí Công Hoàng Hạc.

Ông giải thích thêm: “Tuổi cao niên thường hay gọi là ‘tuổi hạc.’ Môn khí công này vừa ‘nhẹ nhàng, vừa khoan thai, hơi thở tự nhiên’ rất thích hợp với người tuổi hạc (cao tuổi). Cho nên tôi đặt tên là Hoàng Hạc.”

Theo Diễn Đàn Cựu Sinh Viên Quân Y, võ sư Phạm Gia Cổn sinh năm 1943 trong một gia đình nề nếp Nho học. Cuối thập niên 1950, ông bắt đầu bước vào thế giới võ thuật với bộ môn Nhu Đạo (Judo) do cố võ sư Hồ Cẩm Ngạc hướng dẫn. Giữa thập niên 1960, ông theo học võ Tây Sơn Nhạn của võ sư Khưu Văn Ngộ, và đồng thời học thêm nhiều bộ môn trong đó có cả võ cổ truyền Việt Nam. Sau đó, ông thụ giáo môn Thiếu Lâm Thất Sơn do chính võ sư chưởng môn Lê Đình Trưởng trực tiếp huấn luyện. Ông còn theo học Taekwondo Đại Hàn với võ sư Lee Jung Nam (từng là chủ tịch Moo Do Taekwondo Tân Tây Lan) cùng võ sư Nguyễn Văn Hoàng chỉ dạy thêm cho ông về quyền pháp và kỹ thuật chiến đấu. Năm 1971, Bác Sĩ Phạm Gia Cổn tốt nghiệp y khoa tại Sài Gòn, và là bác sĩ quân y thuộc binh chủng Nhảy Dù.

Sau khi cuộc chiến Việt Nam kết thúc, ông định cư tại Hoa Kỳ, một năm sau, ông quyết tâm lấy được bằng y khoa tại đất nước này. Ngoài thời gian bận bịu với việc học, ông vẫn truyền dạy Hapkido và võ cổ truyền Việt Nam trong cộng đồng Việt Nam tại Chicago và Florida như một đóng góp trong công cuộc lành mạnh hoá giới trẻ trong cộng đồng xuyên qua võ đạo.

Ông từng là giáo sư giảng dạy 28 năm tại đại học UCLA, chuyên ngành gây mê và trị đau nhức. Ông đồng thời cũng từng là chủ tịch Hội Y Sĩ Việt Nam, Nam California. Mặc dù nghỉ hưu từ năm 2010, nhưng thay vì dành thời để mở phòng mạch như nhiều bác sĩ khác, ông lại dành thời gian vào việc phát triển và nuôi dưỡng môn Thể Dục Khí Công Hoàng Hạc. Ông trực tiếp chỉ dẫn miễn phí cho mọi đồng hương, với mục đích “giữ gìn sức khỏe, thoải mái về tinh thần, làm chậm tiến trình lão hóa.”

Bác Sĩ Cổn cũng nói rõ: “Môn khí công này không chữa bệnh mà chỉ giúp cho bệnh ở tình trạng ổn định mà thôi.”

Ngoài y khoa, võ thuật, Bác Sĩ Cổn cũng là một tay kèn saxophone có tiếng trong giới âm nhạc vùng Little Saigon và là người sáng lập ban nhạc The Star Band, có trình diễn tại một số sinh hoạt cộng đồng.”

Thể Dục Khí Công Hoàng Hạc được phổ biến ở Phần Lan, Úc Châu… và các nơi khác như Texas, Florida, San Jose… gọi là Gia Đình Hoàng Hạc TDKC (Thể Dục Khí Công). Đây cũng là dịp Chưởng Môn đi đây đi đó thăm các Gia Đình Hoàng Hạc và phổ biến trong cộng đồng người Việt. Là con người tài hoa trên nhiều lãnh vực, tính tình điềm đạm, khiêm nhượng nên được mọi người cảm mến. Khi nhận tin BS Phạm Gia Cổn qua đời, mọi người không thể ngờ vì anh vẫn khỏe mạnh và hiện diện trong các buổi sinh hoạt hội đoàn trong tháng 11 vừa qua.”

Võ sư kiêm Nhạc sĩ Phạm Gia Cổn được mọi biết ông là chưởng môn Khí Công Hoàng Hạc, nhà văn Vương Trùng Dương viết về võ sư Cổn và ý nghĩa của Hoàng Hạc, xin trích dẫn bài như sau,…

“Ngàn Cánh Hạc là một trong ba tác phẩm của nhà văn Nhật Kawabata được giải thưởng Văn Chương Nobel năm 1968. Xứ Tuyết (Yukigun – Snow Country, 1937), Ngàn Cánh Hạc (Sembazuru – Thousand Cranes, 1949). Cố Đô (Kyoto – The Old Capital, 1962)…

Với văn hóa Nhật Bản, xứ sở Phù Tang, chim hạc được coi là linh điểu, là biểu tượng của sự linh thiêng cao quý. Với phái nữ, chim hạc là biểu tượng sự thủy chung, hòa hợp với đạo nghĩa vợ chồng. Trang phục cưới kimono và nhiều đồ vật khác, với họa tiết hình chim hạc là hoa văn phổ biến và rất được ưa chuộng.

Từ những mẩu chuyện theo truyền thuyết, với ý nghĩa tâm linh hạc giấy trong nghệ thuật xếp hình ori-gami, người Nhật tin rằng, nếu ai đó xếp đủ 1.000 con hạc giấy thì họ sẽ có một điều ước cho sự may mắn, an lành và hạnh phúc. Với biểu tượng cao đẹp đó, chim hạc được đề cập rất nhiều trong thơ văn, điêu khắc, hội họa, công trình kiến trúc, trên đồng Yen, hãng hàng không…

Theo quan niệm Đông Phương từ ngàn xưa, hạc là chim tiên, người ta nói nó có khí phách và phong độ của bậc tiên nhân đạo sĩ. cuốn Tường Hạc Kinh gọi hạc là “thọ bất khả lượng” (sống lâu không thể tính được), cuốn Hoài Nam Tử nói “hạc thọ thiên tuế” (hạc sống nghìn năm). Cho nên đời sau thường dùng những từ như “hạc linh”, “hạc thọ”, “hạc toàn” để chúc trường thọ. Có người đã đặt tên mình là “hạc” để thể hiện ý muốn trường thọ, như “hạc thọ”, “hạc niên”, “hạc linh”… Cũng như vậy, hạc cũng được dùng để chúc thọ, phần nhiều là tranh chúc thọ, bình phong chúc thọ hoặc những tranh vẽ hoặc đồ chạm khắc khác. Tuổi già ngày nay được gọi là tuổi hạc… Bác Sĩ Võ Sư Phạm Gia Cổn lấy biểu tượng Hạc Vàng cho môn Thể Dục Khí Công rất ý nghĩa.

Tuy là một bác sĩ, ông Cổn lại am tường về võ thuật và sau này có những đóng góp rất lớn trong việc bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Tại Little Saigon, năm 2006, Bác Sĩ Phạm Gia Cổn đã phối hợp y khoa và võ thuật, sáng lập ra môn phái Thể Dục Khí Công Hoàng Hạc nhẹ nhàng thích hợp với cao niên. Hoàng Hạc là loài chim quý trong huyền thoại Việt, sống lâu trăm tuổi và tuổi cao niên thường hay gọi là ‘tuổi hạc.’ Sau 16 năm thành lập, có hàng ngàn người tham gia luyện tập môn Khí Công Hoàng Hạc tại nhiều nơi ở Hoa Kỳ và trên thế giới.

Có lẽ tư tưởng Thể dục Khí công Hoàng Hạc Phạm Gia Cổn bắt nguồn từ bản chất của một người lính nhẩy dù, một Y sĩ trong binh chủng nhẩy dù. Ngày xưa bay bổng với không gian, dưới đất, trong các căn lều dã chiến, ông cầm dao kéo phẫu thuật thực hiện những ca mổ. Nhưng Phạm Gia Cổn còn nỗi đam mê nữa là âm nhạc với cây kèn Saxo mà ông từng hòa nhạc với những nhạc sĩ như Ngọc Bích, Trần Trịnh, Thanh Hùng, Nhạc sĩ Phong cầm Nguyễn Hiền, Lý Văn Quý, tay trống Nguyễn Đức Trình, v.v… lập ra ban nhạc Star Band, một thời vang bóng.Hôm nay anh không còn ở với chúng ta nữa, nhưng hình bóng anh với một đơi ngang dọc oai hùng vẫn luôn trang tâm trí của chúng ta.

Ngày 1 tháng 12, năm 2023, về Võ sư Hapkido Thiên Thằn Mũ Đỏ Phạm Gia Cổn đã nhảy saut cuối cùng giả biệt bạn bè. Xin trong thế đứng tấn thẳng võ thuật Heisoku-Dachi(閉足立 武道の達人に厳かに別れを告げ), nghiêm chào tiễn dưa võ sư!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *